Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Học

¨*¤-:¦:- -»°«- Diễn Đàn Sinh Học-»°«- -:¦:-¤*¨
 
Trang ChủTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Times
Page Views
Counter Powered by RedCounter
Free Penguin Spin MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com
Hỗ trợ trực tuyến
Top posters
TrungMY (1604)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
perua_13 (912)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
yucute_iu (530)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
kieukhachuy (452)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
sasuke (394)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
Tràng Giang (375)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
nhock11b7 (360)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
poxynh (326)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
bds168 (310)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
nh0kl0v3p3kut3 (302)
ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_lcapỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_voting_barỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_vote_rcap 
Trang Liên Kết

  • 12/6 NĐC


  • A1 LQĐ


  • CNTT1 K9 ĐHCL

    April 2024
    MonTueWedThuFriSatSun
    1234567
    891011121314
    15161718192021
    22232425262728
    2930     
    CalendarCalendar

     

     ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT

    Go down 
    2 posters
    Tác giảThông điệp
    perua_13
    Minh Chủ Phu Nhân
    Minh Chủ Phu Nhân
    perua_13


    Nữ
    Monkey
    Xuất thân : đáy đại dương ♀ x ♂ = ♥...●๋•
    Nghề Nghiệp : trấn lột
    Tính cách : như mọi người bình thường
    Tuổi : 32
    Nhập môn : 27/12/2008
    Cống hiến : 912

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Cái Bang Cái Bang
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT Empty
    Bài gửiTiêu đề: ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT   ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_icon_minitimeTue Dec 30, 2008 6:30 pm

    Do có tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối cao nên vi sinh vật trở thành nguồn tài nguyên khai thác của con người. Thật khó tưởng tượng rằng một con bò nặng 500 kg lại chỉ sản xuất thêm mỗi ngày 0,5 kg prôtêin; 500kg cây đậu nành mỗi ngày tổng hợp được 40kg prôtêin nhưng 500 kg nấm men có thể tạo thành mỗi ngày 50 tấn prôtêin.

    1. Sản xuất sinh khối (hoặc prôtêin đơn bào)

    Trong hoàn cảnh nhiều nước trên thế giới (chủ yếu ở châu Phi và châu Á) còn bị đói prôtêin trầm trọng, các nước châu Âu hằng năm vẫn phải nhập đậu tương cho chăn nuôi, thì prôtêin vi sinh vật là một nguồn hấp dẫn. Đã có nhiều nhà máy sản xuất sinh khối vi sinh vật ở quy mô lớn.

    Nhiều loại nấm ăn (nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm…) là loại thực phẩm quý. Vi khuẩn lam Spirulina là nguồn thực phẩm ở châu Phi, là loại thực phẩm tăng lực (ở dạng bột hoặc dạng bánh quy) ở Mĩ. Ở Nhật, tảo Chlorella được dùng làm nguồn prôtêin và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua, bánh mì. Chất thải từ các xí nghiệp chế biến rau, quả, bột, sữa… là cơ chất lên men để thu nhận sinh khối dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. Như vậy, việc sản xuất sinh khối vi sinh vật cũng góp phần giảm nhẹ ô nhiễm môi trường.

    2. Sản xuất axit amin

    Nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa hàm lượng prôtêin cao nhưng lại không thể dùng làm nguồn prôtêin thức ăn cho con người và gia súc do thiếu một số axit amin không thay thế cần thiết. Ví dụ: prôtêin lúa mì nghèo lizin, prôtêin lúa nước nghèo lizin và thrêônin, prôtêin ngô nghèo lizin và triptôphan, prôtêin đậu nghèo mêtiônin. Do đó, trên toàn thế giới việc thiếu hụt lizin, thrêônin và mêtiônin còn trầm trọng hơn là sự đói prôtêin nói chung. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả của thức ăn cho người và gia súc, cần thiết phải bổ sung các axit amin không thay thế nói trên vào thực phẩm có nguồn gốc cây trồng.

    Các axit amin nói trên đều được thu nhận chủ yếu nhờ lên men vi sinh vật.

    Ví dụ: riêng chủng vi khuẩn đột biến Corynebacterium glutamicum đã được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất các axit amin như axit glutamic, lizin, valin, pheninalanin…

    Ngoài ra, một axit amin được dùng làm gia vị nhằm tăng độ ngon ngọt của các món ăn đó là axit glutamic (ở dạng natri glutamat – mì chính).

    3. Sản xuất các chất xúc tác sinh học

    Các enzim ngoại bào của vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người và trong nền kinh tế quốc dân, chẳng hạn:
    - Amilaza (thuỷ phân tinh bột), được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp dệt, sản xuất xirô.
    - Prôtêaza (thuỷ phân prôtêin) được dùng khi làm tương, chế biến thịt, trong công nghiệp thuộc da, công nghiệp bột giặt…
    - Xenlulaza (thuỷ phân xenlulôzơ) được dùng trong chế biến rác thải và xử lí các bã thải dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và sản xuất bột giặt
    - Lipaza (thuỷ phân lipit) dùng trong công nghiệp bột giặt và chất tẩy rửa

    4. Sản xuất gôm sinh học

    Nhiều vi sinh vật tiết vào môi trường một số loại pôlisaccarit gọi là gôm. Gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virut, đồng thời là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng.

    Gôm được dùng trong công nghiệp để sản xuất kem, sản xuất kem phủ bề mặt bánh và làm chất phụ gia trong công nghiệp khai thác dầu hoả. Trong y học, gôm được dùng làm chất thay huyết tương và trong sinh hoá học dùng làm chất tách chiết enzim.

    Vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các thành phần của tế bào, đặc biệt là axit nuclêic, prôtêin, pôlisaccarit và lipit. Con người đã sử dụng vi sinh vật để sản xuất nhiều loại chế phẩm phục vụ cho đời sống và cho các ngành sản xuất công, nông nghiệp.
    Về Đầu Trang Go down
    http://360.yahoo.com/thienthantinhyeu_khongbietyeu_13
    BomSupa
    Vô Danh
    Vô Danh
    BomSupa


    Nữ
    Pig
    Xuất thân : gia đình văn hóa
    Nghề Nghiệp : Học Sinh
    Tính cách : Vui vẻ ,hoạt bát,thông minh,hay cười......
    Tuổi : 28
    Nhập môn : 25/03/2011
    Cống hiến : 1

    ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT   ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT I_icon_minitimeFri Mar 25, 2011 11:33 am

    Razz Wink Thanks nhiều nha......
    Về Đầu Trang Go down
    http://diendansinhhoc.friendhood.net
     
    ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT
    » ỨNG DỤNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT
    » tổng hợp hình ảnh về lớp sinh 06-09 part 1
    » tổng hợp hình ảnh về lớp sinh 06-09 part 4
    » tổng hợp hình ảnh về lớp sinh 06-09 part 5

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Diễn Đàn Sinh Học :: GÓC HỌC TẬP :: Sinh :: Vi Sinh Vật Học-
    Chuyển đến