Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Học

¨*¤-:¦:- -»°«- Diễn Đàn Sinh Học-»°«- -:¦:-¤*¨
 
Trang ChủTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Times
Page Views
Counter Powered by RedCounter
Free Penguin Spin MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com
Hỗ trợ trực tuyến
Top posters
TrungMY (1604)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
perua_13 (912)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
yucute_iu (530)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
kieukhachuy (452)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
sasuke (394)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
Tràng Giang (375)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
nhock11b7 (360)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
poxynh (326)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
bds168 (310)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
nh0kl0v3p3kut3 (302)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_vote_rcap 
Trang Liên Kết

  • 12/6 NĐC


  • A1 LQĐ


  • CNTT1 K9 ĐHCL

    May 2024
    MonTueWedThuFriSatSun
      12345
    6789101112
    13141516171819
    20212223242526
    2728293031  
    CalendarCalendar

     

     CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    huongco_may4
    Hành Tẩu Giang Hồ
    Hành Tẩu Giang Hồ
    huongco_may4


    Nữ
    Rooster
    Xuất thân : nơi tình iu ngự trị
    Nghề Nghiệp : t8m từ A ->Z....rất vui được làm wen!
    Tính cách : tuỳ moị người nhận xét hà!nhưng..rất thik được khen dễ thương nhá! ^^
    Tuổi : 30
    Nhập môn : 26/12/2008
    Cống hiến : 91

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 Empty
    Bài gửiTiêu đề: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3   CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3 I_icon_minitimeSun Dec 28, 2008 7:41 pm

    1.3.3. Virut


    Virut thuộc loại sinh vật phi tế bào, siêu hiển vi, mỗi loại virut chỉ chứa một loại axit nucleic. Chúng chỉ ký sinh bắt buộc trong các tế bào sống, dựa vào sự hiệp trợ của hệ thống trao đổi chất của vật chủ mà sao chép nucleic, tổng hợp các thành phần như protein...sau đó tiến hành lắp nối để sinh sản; trong điều kiện ngoài cơ thể chúng có thể tồn tại lâu dài ở trong trạng thái đại phân tử hoá học không sống và có hoạt tính truyền nhiễm (theo định nghĩa của giáo sư Chu Đức Khánh ở Đại học Phúc Đán, Trung Quốc).
    Tuyệt đại đa số virut có kích thước rất nhỏ, có thể lọt qua các nền lọc vi khuẩn.
    Virut chưa có cấu tạo tế bào, mỗi virut được goi là hạt virut . Thành phần chủ yếu của hạt virut là axit nucleic (AND hay ARN) được bao quanh bởi một vỏ protein.
    Axit nucleic nằm ở giữa hạt virut tạo thành lõi hay gen của virut. Protein bao bọc bên ngoài lõi tạo thành một vỏ gọi là capsit. Capsit mang các thành phần kháng
    nguyên và có tác dụng bảo vệ lõi nucleic. Capsit cấu tạo bởi các đơn vị phụ gọi là hạt capsit hay capsome. Lõi và vỏ hộp lại tạo thành một nucleocapsit, đó là kết cấu cơ bản của mọi virut.
    Một số virut có cấu tạo khá phức tạp, bên ngoài capsit còn có một màng bao có bản chất là lipit hay lipoprotein.
    Lúc tế bào nhiễm virut, dưới kính hiển vi quang học có thể thấy một đám lớn các hạt virut tập hợp lại với nhau tạo ra các thể bao hàm.

    Các virut ký sinh trên người hoặc trên các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích đối với người thường là các virut có hại. Ngược lại cũng có một số virut có ích đó là các loại virut ký sinh trên côn trùng và các động vật có hại khác, cỏ dại và các thực vật có hại khác, các vi sinh vật gây bệnh cho người và các động vật chăn nuôi.




    1.4. DINH DƯỠNG CỦA VI SINH VẬT


    1.4.1. Thành phần tế bào và dinh dưỡng của vi sinh vật


    Các chất dinh dưỡng đối với vi sinh vật là bất kỳ chất nào được vi sinh vật hấp thụ từ môi trường xung quanh và được chúng sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp tạo ra các thành phần của tế bào hoặc để cung cấp cho quá trình trao đổi năng lượng.
    Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng để thoả mãn mọi nhu cầu sinh trưởng và phát triển được gọi là quá trình dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng phải là những hợp chất có tham gia vào các quá trình trao đổi chất nội bào.
    Thành phần hoá học của tế bào vi sinh vật quyết định nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Thành phần hoá học của các chất dinh dưỡng được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, các nguyên tố khoáng đa và vi lượng.
    Lượng các nguyên tố chứa ở các vi sinh vật khác nhau là không giống nhau. Trong các điều kiện nuôi cấy khác nhau, tương ứng với các giai đoạn phát triển khác nhau, lượng các nguyên tố chứa trong cùng một loài vi sinh vật cũng không giống nhau. Trong tế bào vi sinh vật các hợp chất được phân thành hai nhóm lớn: (1) nước và các muối khoáng; (2) các chất hữu cơ.
    Nước và muối khoáng. Nước chiếm đến 70 ÷ 90 % khối lượng cơ thể vi sinh vật. Phần nước có thể tham gia vào quá trình trao đổi chất của vi sinh vật được gọi là nước tự do. Đa phần nước trong vi sinh vật đều ở dạng nước tự do. Nước kết hợp là phần nước liên kết với các hợp chất hữu cơ cao phân tử trong tế bào. Nước liên kết mất khả năng hoà tan và lưu động.
    Muối khoáng chiếm khoảng 2 ÷ 5 % khối lượng khô của tế bào. Chúng thường tồn tại dưới các dạng muối sunfat, phosphat, cacbonat, clorua...Trong tế bào chúng thường ở dạng các ion. Các ion trong tế bào vi sinh vật luôn luôn tồn tại ở những tỷ lệ nhất định, nhằm duy trì độ pH và áp suất thẩm thấu thích hợp cho từng loại vi sinh vật.
    Chất hứu cơ trong tế bào vi sinh vật chủ yếu được cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P, S...Riêng các nguyên tố C, H, O, N chiếm tới 90 ÷ 97% toàn bộ chất khô của tế bào. Đó là các nguyên tố chủ yếu cấu tạo nên protein, axit nucleic, lipit, hydrat- cacbon. Trong tế bào vi khuẩn các hợp chất đại phân tử chỉ chiếm 3,5% , còn các ion vô cơ chỉ có 1%.
    Vitamin cũng có sự khác nhau rất lớn về nhu cầu của vi sinh vật. Có những vi sinh vật tự dưỡng chất sinh trưởng, chúng có thể tự tổng hợp ra các vitamin cần thiết. Nhưng cũng có nhiều vi sinh vật dị dưỡng chất sinh trưởng, chúng đòi hỏi phải cung cấp nhiều loại vitamin khác nhau với liều lượng khác nhau.


    1.4.2. Nguồn thức ăn cacbon của vi sinh vật

    Căn cứ vào nguồn thức ăn cacbon người ta chia sinh vật thành các nhóm sinh lý tự dưỡng và dị dưỡng. Tuỳ nhóm vi sinh vật mà nguồn cácbon được cung cấp có thể là các chất vô cơ (CO, NaHCO, CaCO233...) hoặc chất hữu cơ. Giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ các nguồn thức ăn khác nhau phụ thuộc vào hai yếu tố: một là thành phần hoá học và tính chất sinh lý của nguồn thức ăn này, hai là đặc điểm sinh lý của từng loại vi sinh vật.


    Thường sử dụng đường làm nguồn cacbon khi nuôi cấy phần lớn các vi sinh vật dị dưỡng.
    Trong các môi trường chứa tinh bột trước hết phải tiến hành hồ hoá tinh bột ở nhiệt độ 60 ÷ 700C, sau đó đun sôi rồi mới đưa đi khử trùng.
    Xenluloza được đưa vào các môi trường nuôi cấy vi sinh vật phân giải xenluloza dưới dạng giấy lọc, bông hoặc các dạng xenluloza .
    Khi sử dụng lipit, parafin, dầu mỏ... làm nguồn cácbon nuôi cấy một số loài vi sinh vật, phải thông khí mạnh để tạo từng giọt nhỏ để có thể tiếp xúc được với thành tế bào của vi sinh vật.
    Các hợp chất hữu cơ chứa cả C và N (pepton, nước thịt, nước chiết ngô, nước chiết nấm men, nước chiết đại mạch, nước chiết giá đậu...) có thể sử dụng vừa làm nguồn C vừa làm nguồn N đối với vi sinh vật.
    Trong công nghiệp lên men, rỉ đường là nguồn cacbon rẻ tiền và rất thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật khác nhau.



    1.4.3. Nguồn thức ăn nitơ của vi sinh vật

    Nguồn nitơ dễ hấp thụ nhất đối với vi sinh vật là NH và . +
    4NH3
    Muối nitrat là nguồn thức ăn nitơ thích hợp đối với nhiều loại tảo, nấm sợi và xạ khuẩn nhưng ít thích hợp đối với nhiều loại nấm men và vi khuẩn. Thường sử dụng muối NHNO43 để làm nguồn nitơ cho nhiều loại vi sinh vật.
    Nguồn nitơ dự trữ nhiều nhất trong tự nhiên chính là nguồn khí nitơ tự do (N2) trong khí quyển.
    Vi sinh vật còn có khả năng đồng hoá rất tốt nitơ chứa trong các thức ăn hữu cơ.
    Nguồn nitơ hữu cơ thường được sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật là pepton loại chế phẩm thuỷ phân không triệt để của một nguồn protein nào đấy.
    Nhu cầu về axit amin của các loại vi sinh vật khác nhau là rất khác nhau.


    1.4.4. Nguồn thức ăn khoáng của vi sinh vật

    Khi tạo các môi trường tổng hợp (dùng nguyên liệu là hoá chất) bắt buộc phải bổ sung đủ các nguyên tố khoáng cần thiết. Nồng độ cần thiết của từng nguyên tố vi lượng trong môi trường thường chỉ vào khoảng 10-6÷ 10-8 M. Nhu cầu khoáng của vi sinh vật cũng không giống nhau đối với từng loài, từng giai đoạn phát triển.

    1.4.5. Nhu cầu về chất sinh trưởng của vi sinh vật

    Một số vi sinh vật muốn phát triển cần phải được cung cấp những chất sinh trưởng thích hợp nào đó. Đối với vi sinh vật chất sinh trưởng là một khái niệm rất linh động. Chất sinh trưởng có ý nghĩa nhất là những chất hữu cơ cần thiết cho hoạt động sống của một loài vi sinh vật nào đó không tự tổng hợp được ra chúng từ các chất khác. Như vậy những chất được coi là chất sinh trưởng của loại vi sinh vật này hoàn toàn có thể không phải là chất sinh trưởng đối với một loại vi sinh vật khác.

    Thông thường các chất được coi là các chất sinh trưởng đối với một loại vi sinh vật nào đó có thể là một trong các chất sau đây: các gốc kiềm purin, pirimidin và các dẫn xuất của chúng, các axit béo và các thành phần của màng tế bào, các vitamin thông thường...




    [còn tiếp..]
    Về Đầu Trang Go down
    http://vn.myblog.yahoo.com/huongcomay-hayluonnhodentui
     
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 2
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 4
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 5
    » Dịch vụ tổ chức sinh nhật – tổ chức sinh nhật cho bé

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Diễn Đàn Sinh Học :: GÓC HỌC TẬP :: Sinh :: Vi Sinh Vật Học-
    Chuyển đến