Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Học

¨*¤-:¦:- -»°«- Diễn Đàn Sinh Học-»°«- -:¦:-¤*¨
 
Trang ChủTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Times
Page Views
Counter Powered by RedCounter
Free Penguin Spin MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com
Hỗ trợ trực tuyến
Top posters
TrungMY (1604)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
perua_13 (912)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
yucute_iu (530)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
kieukhachuy (452)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
sasuke (394)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
Tràng Giang (375)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
nhock11b7 (360)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
poxynh (326)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
bds168 (310)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
nh0kl0v3p3kut3 (302)
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_lcapCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_voting_barCƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_vote_rcap 
Trang Liên Kết

  • 12/6 NĐC


  • A1 LQĐ


  • CNTT1 K9 ĐHCL

    May 2024
    MonTueWedThuFriSatSun
      12345
    6789101112
    13141516171819
    20212223242526
    2728293031  
    CalendarCalendar

     

     CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1

    Go down 
    3 posters
    Tác giảThông điệp
    huongco_may4
    Hành Tẩu Giang Hồ
    Hành Tẩu Giang Hồ
    huongco_may4


    Nữ
    Rooster
    Xuất thân : nơi tình iu ngự trị
    Nghề Nghiệp : t8m từ A ->Z....rất vui được làm wen!
    Tính cách : tuỳ moị người nhận xét hà!nhưng..rất thik được khen dễ thương nhá! ^^
    Tuổi : 30
    Nhập môn : 26/12/2008
    Cống hiến : 91

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 Empty
    Bài gửiTiêu đề: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1   CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_icon_minitimeSun Dec 28, 2008 2:58 pm

    1.1. NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ CÁC LĨNH VỰC VI SINH VẬT VÀ PHÂN LOẠI

    Vi sinh vật (từ tiếng Hy Lạp mikros - nhỏ, bios - cuộc sống, logos - học thuyết) là một phần của ngành khoa học sinh học nghiên cứu hình thái, sinh hoá và sinh lý, các tính chất có lợi và có hại của vi sinh vật nhằm sử dụng hiệu quả chúng trong hoạt động thực tiển của con người. Quá trình phát triển ngành vi sinh học có liên quan chặt chẽ với hoạt động con người, đã hình thành nên những lĩnh vực vi sinh học độc lập với những định hướng và nhiệm vụ đa dạng. Những lĩnh vực sinh học bao gồm: đại cương, kỹ thuật, y tế, thú y, nông nghiệp, nước, vũ trụ v.v. Trong đó vi sinh đại cương và kỹ thuật vi sinh có tầm quan trọng lớn lao trong đời sống xã hội.
    Sinh học đại cương nghiên cứu sự phát triển và hoạt động sống của vi sinh vật, vai trò của chúng trong tự nhiên. Những hiểu biết này rất cần thiết khi nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến vi sinh vật.
    Kỹ thuật vi sinh là sự hoàn thiện các phương pháp thu nhận sinh khối vi sinh vật dạng công nghiệp và các quá trình nuôi cấy chúng. Các phương pháp hợp lý nhằm tổng hợp sản phẩm vi sinh cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Việc nghiên cứu các tính chất khác nhau của vi sinh vật đã đẩy mạnh và khám phá ra những loài trước đây chưa biết đến, số lượng các loài ngày càng nhiều dẫn đến sự cần thiết phải phân loại một cách khoa học và có cơ sở.
    Hiện nay có hai cách phân loại vi sinh vật. Cách thứ nhất theo hệ thống, cách thứ hai dựa theo cấu tạo của nhân vi sinh vật.
    Theo cách phân loại thứ nhất thì vi sinh vật được xếp trong ngành protophyta. Nó gồm ba lớp Schizomycetes (lớp vi khuẩn), Schizophycecace (lớp thanh tảo), Microtatobiotes (lớp ricketsia và vi rút).
    Hệ thống phân loại đã được đưa ra như sau:

    Lớp (Class) Giống (Genus)
    Bộ (Order) Loài (Species)
    Bộ phụ (Suborder) Thứ (Variety)
    Họ (Family) Dạng (Forma, Type)
    Tộc (Tribe) Nòi (Strain)
    Nòi là tên gọi vi sinh vật mới phân lập thuần khiết.
    Năm 1979 nhà sinh vật học Trung Quốc Trần Thế Tương đưa ra hệ thống phân loại 6 giới và 3 nhóm giới sinh vật như sau:
    I- Nhóm giới sinh vật phi bào:
    1- Giới virut.
    II- Nhóm giới sinh vật nhân nguyên thuỷ:
    2- Giới vĩ khuẩn.
    3- Giới vi khuẩn lam (hay tảo lam).
    III- Nhóm giới sinh vật nhân thật:
    4- Giới thực vật.
    5- Giới nấm.
    6- Giới động vật.
    Đáng chú ý là vi sinh vật tuy rất đơn giản về hình thái nhưng bao gồm các nhóm có đặc điểm sinh lý khác biệt nhau rất xa (hiếu khí, kỵ khí, dị dưỡng, tự dưỡng, hoại sinh, ký sinh, cộng sinh...). Trong khi đó ở các sinh vật bậc cao (thực vật, động vật) tuy có hình thái khác nhau rất xa nhưng lại rất gần gũi với nhau về đặc điểm sinh lý.


    1.2. VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN VÀ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN



    Vi sinh vật sống khắp mọi nơi trên Trái đất, ngay cả nơi mà điều kiện sống tưởng chừng hết sức khắc nghiệt vẫn thấy có sự phát triển của vi sinh vật (ở đáy đại dương, ở nhiệt độ 85 ÷ 900C, ở môi trường có pH = 10 ÷11, trong dung dịch bão hoà muối, đồng hoá dầu mỏ, phenol, khí thiên nhiên...).
    Trong 1 g đất lấy ở tầng canh tác thường có khoảng 1 ÷ 22 tỉ vi khuẩn; 0,5 ÷ 14

    triệu xạ khuẩn; 3 ÷ 50 triệu vi nấm; 10 ÷ 30 nghìn vi tảo... Trong 1 m3 không khí phía trên chuồng gia súc thường có 1 ÷ 2 triệu vi sinh vật, trên đường phố có khoảng 5000, nhưng trên mặt biển chỉ có khoảng 1 ÷ 2 vi sinh vật mà thôi.
    Vi sinh vật sống trong đất và trong nước tham gia tích cực vào quá trình phân giải các xác hữu cơ biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ khác dùng làm thức ăn cho cây trồng. Các vi sinh vật cố định nitơ thực hiện việc biến khí nitơ (N2) trong không khí thành hợp chất nitơ (NH3, ) cung cấp cho cây cối. Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S và tạo ra các vòng tuần hoàn trong tự nhiên. +4NH
    Vi sinh vật còn tham gia vào quá trình hình thành chất mùn.
    Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc phân giải các phế phẩm công nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp cho nên có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Các vi sinh vật gây bệnh thì lại tham gia vào việc làm ô nhiễm môi trường nơi có điều kiện vệ sinh kém.
    Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong năng lượng (sinh khối hoá thạch như dầu hoả, khí đốt, than đá). Trong các nguồn năng lượng mà con người hy vọng sẽ khai thác mạnh mẽ trong tương lai có năng lượng thu từ sinh khối. Sinh khối là khối lượng chất sống của sinh vật.
    Vi sinh vật là lực lượng sản xuất trực tiếp của ngành công nghiệp lên men bởi chúng có thể sản sinh ra rất nhiều sản phẩm trao đổi chất khác nhau. Nhiều sản phẩm đã được sản xuất công nghiệp (các loại axit, enzim, rượu, các chất kháng sinh, các axit amin, các vitamin...).
    Hiện tại người ta đã thực hiện thành công công nghệ di truyền ở vi sinh vật. Đó là việc chủ động chuyển một gen hay một nhóm gen từ một vi sinh vật hay từ một tế bào của các vi sinh vật bậc cao sang một tế bào vi sinh vật khác.Vi sinh vật mang gen tái tổ hợp nhiều khi mang lại những lợi ích to lớn bởi có thể sản sinh ở quy mô công nghiệp những sản phẩm trước đây chưa hề được tạo thành bởi vi sinh vật.
    Trong công nghiệp tuyển khoáng, nhiều chủng vi sinh vật đã được sử dụng để hoà tan các kim loại quý từ các quặng nghèo hoặc từ các bãi chứa xỉ quặng.
    Vi sinh vật có hại thường gây bệnh cho người, cho gia súc, gia cầm, tôm cá và cây trồng. Chúng làm hư hao hoặc biến chất lương thực, thực phẩm, vật liệu, hàng hoá. Chúng sản sinh các độc tố trong đó có những độc tố hết sức nguy hiễm. Chỉ riêng sự tấn công của virut HIV cũng đủ gây ra ở cuối thế kỷ XX khoảng 30 ÷ 50 triệu người nhiễm HIV.


    1.3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THÁI VÀ SINH LÝ CỦA CÁC NHÓM GIỚI VI SINH VẬT.

    1.3.1. Hình thái và cấu tạo tế bào các vi sinh vật nhân nguyên thuỷ

    Vi sinh vật nhân nguyên thuỷ bao gồm: Vi khuẩn thật (Eubacteria) và vi khuẩn cổ (Archaebacteria). Trong vi khuẩn thật lại gồm rất nhiều nhóm khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn (Bacteria), xạ khuẩn (Actinomycetes), vi khuẩn lam (Cyanobacteria) và nhóm vi khuẩn nguyên thuỷ Micoplatma (Micoplasma), Ricketxi (Ricketsia), Clamidia (chlamydia).

    Vi khuẩn có nhiều hình thái, kích thước và sắp xếp khác nhau. Đường kính của phần lớn vi khuẩn thay đổi trong khoảng 0,2 ÷ 2,0 μm, chiều dài cơ thể khoảng 2,0 ÷ 8,0 μm. Những hình dạng chủ yếu của vi khuẩn là hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn, hình có ống, hình có sợi...
    Ở vi khuẩn hình cầu (cầu khuẩn - coccus) tuỳ theo hướng của mặt phẳng phân cắt và cách liên kết mà ta có: song cầu khuẩn (Diplococcus), liên cầu khuẩn (Strepto-coccus), tứ cầu khuẩn (Graffkya), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).
    Ở vi khuẩn hình que- trực khuẩn (Bacillus); Bacterium có thể gặp dạng đơn, dạng đôi, dạng chuỗi...
    Ở vi khuẩn hình xoắn có dạng hình dấu phẩy: phẩy khuẩn (Vibrio), hình xoắn thưa (Xoắn khuẩn- Spirillum) , hình xoắn khít (Xoắn thể- Spirochaetes).
    Ngoài ra, còn có thể gặp các hình dạng khác của vi khuẩn (hình khối vuông, khối tam giác, khối hình sao...). Chi Beggiatoa và Saprospira có tế bào nối dài dạng sợi, chi Caryophanon có tế bào hình đĩa xếp lồng vào nhau như một xâu các đồng xu.
    Tế bào vi khuẩn đều rất nhỏ và rất nhẹ. Một tỉ trực khuẩn đại tràng Escherichia coli mới có 1 mg.
    Tiên mao (hay lông roi) là những sợi lông dài, uốn khúc, mọc ở mặt ngoài của một số vi khuẩn có tác dụng giúp các vi khuẩn này có thể chuyển động trong môi trường lỏng.
    Vi khuẩn di động trong môi trường lỏng theo kiểu nào phụ thuộc vào nhiều lý do khác nhau, nhiều khi hoàn toàn là ngẫu nhiên. Cũng không ít trường hợp là do tìm đến hay tránh khỏi một số yếu tố nào đó. Ví dụ tìm đến nguồn thức ăn, tìm tới chỗ có ánh sáng, tránh chỗ có hoá chất độc hại.
    Vi khuẩn Gram âm (G− )thường có khuẩn mao, giúp vi khuẩn bám vào giá thể (màng nhầy của đường hô hấp, đường tiêu hoá...). Rất nhiều vi khuẩn G− có khuẩn mao là các vi khuẩn gây bệnh.

    So với các sinh vật khác, vi khuẩn có tốc độ sinh sản cao và ở điều kiện tối ưu, sự phát triển nhân đôi tế bào xảy ra trong vòng 20 ÷ 30 phút.
    Vi khuẩn được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp vi sinh khi sản xuất axit amin, vitamin, chất bảo vệ thực vật, làm sạch dòng nước thải bằng phương pháp sinh học. Dùng vi khuẩn để sản xuất các chế phẩm protein từ metan và hydro là một trong những hướng có triển vọng.



    [CÒN TIẾP NỮA...]
    Về Đầu Trang Go down
    http://vn.myblog.yahoo.com/huongcomay-hayluonnhodentui
    trantanvuong127
    Vô Danh
    Vô Danh
    trantanvuong127


    Nam
    Horse
    Xuất thân : nhà nghèo
    Nghề Nghiệp : sinh viên
    Tính cách : ôn hoà, dễ chịu
    Tuổi : 33
    Nhập môn : 01/12/2010
    Cống hiến : 1

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1   CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_icon_minitimeWed Dec 01, 2010 9:36 pm

    bác nào có sách cơ sở công nghệ sinh học cho em xin di.thank các bác nhìu
    Về Đầu Trang Go down
    https://www.facebook.com/home.php?#!/profile.php?id=1000006819755
    TrungMY
    Minh Chủ Võ Lâm
    Minh Chủ Võ Lâm
    TrungMY


    Nam
    Horse
    Xuất thân : Hell
    Nghề Nghiệp : Civil Engineer
    Tính cách : Crazy
    Tuổi : 33
    Nhập môn : 23/12/2008
    Cống hiến : 1604

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Thiên Vương Thiên Vương
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1   CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_icon_minitimeWed Dec 01, 2010 9:42 pm

    sao bác không lên google kiếm roài down về mà dùng. down file pdf dễ sữ dụng mà! hoặc mấy cái sách ebook ak!
    Về Đầu Trang Go down
    http://diendansinhhoc.friendhood.net
    Sponsored content





    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1   CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1 I_icon_minitime

    Về Đầu Trang Go down
     
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 1
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 2
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 3
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 4
    » CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KỸ THUẬT VI SINH VẬT 5
    » Dịch vụ tổ chức sinh nhật – tổ chức sinh nhật cho bé

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Diễn Đàn Sinh Học :: GÓC HỌC TẬP :: Sinh :: Vi Sinh Vật Học-
    Chuyển đến