Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Học

¨*¤-:¦:- -»°«- Diễn Đàn Sinh Học-»°«- -:¦:-¤*¨
 
Trang ChủTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Times
Page Views
Counter Powered by RedCounter
Free Penguin Spin MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com
Hỗ trợ trực tuyến
Top posters
TrungMY (1604)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
perua_13 (912)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
yucute_iu (530)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
kieukhachuy (452)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
sasuke (394)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
Tràng Giang (375)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
nhock11b7 (360)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
poxynh (326)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
bds168 (310)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
nh0kl0v3p3kut3 (302)
Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_lcapSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_voting_barSức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_vote_rcap 
Trang Liên Kết

  • 12/6 NĐC


  • A1 LQĐ


  • CNTT1 K9 ĐHCL

    May 2024
    MonTueWedThuFriSatSun
      12345
    6789101112
    13141516171819
    20212223242526
    2728293031  
    CalendarCalendar

     

     Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I)

    Go down 
    4 posters
    Tác giảThông điệp
    TrungMY
    Minh Chủ Võ Lâm
    Minh Chủ Võ Lâm
    TrungMY


    Nam
    Horse
    Xuất thân : Hell
    Nghề Nghiệp : Civil Engineer
    Tính cách : Crazy
    Tuổi : 33
    Nhập môn : 23/12/2008
    Cống hiến : 1604

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Thiên Vương Thiên Vương
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitimeFri Jan 30, 2009 9:57 pm

    Có thể nói, vị thành niên là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc đời. Nó có thể là bệ phóng để sản sinh ra những người trẻ tuổi đầy tự tin nếu được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội. Hoặc đây có thể là một thời gian mà mọi thứ đều sai lầm, mọi hứa hẹn và khả năng của họ đều bị đánh mất nếu sai lệch về ý thức hành vi.


    Giai đoạn vị thành niên

    Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên làm nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.

    Vị thành niên cũng giống như những con bướm đang lớn dần từ con nhộng. Họ đang trải qua một thời kỳ chuyển tiếp đầy tiềm năng nhưng rất mỏng manh. Vì vậy, họ cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, được sống trong một môi trường an toàn và thuận lợi để có thể lớn lên và trưởng thành.

    Theo Tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10-19, ở một số nước vị thành niên là những người từ 13-20 hoặc từ 15-24 tuổi.

    Các nhà nghiên cứu sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi này thành 3 giai đoạn:

    - Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên:

    Nam từ 12 - 14 tuổi, nữ từ 10 - 12 tuổi.

    - Giai đoạn vị thành niên giữa tương đương với lứa tuổi thiếu niên lớn:

    Nam từ 14 - 16 tuổi, nữ từ 13 - 16 tuổi.

    - Giai đoạn cuối vị thành niên tương đương với lứa tuổi đầu thanh niên:

    Nam từ 17 - 19 tuổi, nữ từ 16 - 18 tuổi.

    Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 - 14 tuỏi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi). Tuổi dậy thì còn tuỳ thuộc vào dân tộc (châu Á sớm hơn châu Âu), nơi sinh sống (thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn trước đây).

    Các nhà Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm hơn nhiều: nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường.

    Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào tuổi vị thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy, chúng ta phải giáo dục sức khoẻ sinh sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự.

    Những biến đổi đặc biệt ở tuổi vị thành niên

    1. Những biến đổi về thể chất

    Bước vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH (follicle stimulating hormone) và hormone LH (lutein hormone) có tác dụng kích thích hoạt động của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Khi nhận được lệnh của tuyến yên, buồng trứng của nữ giới tăng cường sản xuất 2 hormone là estrogen và progesteron; còn tinh hoàn của nam giới sẽ sản xuất hoocmon testosterone. Các hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất tinh. Sự phát triển đó đưa trẻ bước vào một cuộc sống mới của tuổi vị thành niên.

    Sự đột biến về chiều cao và hình dáng có thể là do sự phát triển nhanh của các xương dài ở chân tay. Chiều cao có khác nhau giữa nam và nữ do thời kỳ dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thường gặp sớm hơn ở các em gái. Ở thời kỳ này giữa các phần của cơ thể như thân mình, chân, tay, vai có tỷ lệ cân đối hơn. Ở các em gái bắt đầu có sự tiết mỡ ở ngực, chậu hông và đằng sau vai, ở các em trai có sự phát triển và tiết mỡ ở các khối cơ. Đến cuối tuổi dậy thì, các em đã trở thành những chàng trai, cô gái với vóc dáng, khả năng thể chất và sức mạnh khác nhau.

    Trong thời kỳ ấu thơ, sự tăng trưởng xảy ra theo trình tự từ đầu đến chân. Nhưng ở vị thành niên thì ngược lại, chân tay đạt được chiều dài đầy đủ trước thân mình và đầu. Đây là hiện tượng sinh học bình thường. Sự vụng về, chưa thành thục của vị thành niên có thể là những đặc điểm cá thể chứ không hẳn do sự lớn nhanh không đồng bộ. Các công trình nghiên cứu cho thấy đa số các em ở tuổi này không có khủng hoảng phát triển, chỉ có khoảng 20% trẻ em ở độ tuổi này có khó khăn trong sự phát triển, rối nhiễu tâm lý.

    Tuy nhiên, đôi khi những biến đổi quá nhanh gây tình trạng sốc hoặc cảm giác e thẹn, xấu hổ, không yên tâm, thiếu tự tin, lúng túng ở một số vị thành niên do các em chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về mình.

    Những thay đổi của cơ thể ở tuổi vị thành niên

    Nữ
    - Phát triển chiều cao
    - Phát triển cân nặng
    - Phát triển vú
    - Phát triển lông mu
    - Thay đổi giọng nói
    - Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
    - Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt
    - Ngực, vai và các cơ không phát triển như ở nam
    - Hông nở rộng, vòng eo thu hẹp
    - Đùi trở nên thon
    -Tử cung và buồng trứng to ra
    - Bộ phận sinh dục ngoài phát triển
    - Sự rụng trứng xảy ra, bắt đầu có kinh nguyệt
    - Các tuyến nội tiết phát triển
    - Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện

    Nam
    - Phát triển chiều cao
    - Phát triển cân nặng
    - Phát triển vú
    - Phát triển lông mu
    - Giọng nói trầm
    - Tăng tiết mồ hôi và chất nhờn
    - Da mỡ màng, mọc trứng cá trên mặt
    - Ngực và vai phát triển,các cơ rắn chắc
    - Lông trên cơ thể và râu phát triển
    - Dương vật và tinh hoàn phát triển
    - Bắt đầu xuất tinh
    - Các tuyến nội tiết phát triển
    - Ngừng phát triển bộ xương sau khi hình thể đã hoàn thiện
    Về Đầu Trang Go down
    http://diendansinhhoc.friendhood.net
    TrungMY
    Minh Chủ Võ Lâm
    Minh Chủ Võ Lâm
    TrungMY


    Nam
    Horse
    Xuất thân : Hell
    Nghề Nghiệp : Civil Engineer
    Tính cách : Crazy
    Tuổi : 33
    Nhập môn : 23/12/2008
    Cống hiến : 1604

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Thiên Vương Thiên Vương
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần II)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitimeFri Jan 30, 2009 10:09 pm

    Cùng với sự phát triển nhanh về thể chất, ở trẻ vị thành niên xuất hiện những hiện tượng sinh lý đặc biệt.

    2. Những biến đổi về sinh lý ở nữ giới

    a. Hiện tượng kinh nguyệt

    Kinh nguyệt (còn gọi là hành kinh) lần đầu tiên xảy ra khi một em gái bước vào tuổi dậy thì, đa số ở khoảng tuổi 12, một số ít có kinh lần đầu có thể sớm hơn hoặc chậm hơn. Đó là một sự kiện tự nhiên và hạnh phúc, một đảm bảo về nữ tính và là dấu hiệu thông báo sự trưởng thành của bộ máy sinh sản ở nữ giới.

    Nữ giới có kinh nguyệt là do bên trong thành tử cung có lớp niêm mạc đặc biệt, hàng tháng nó từ từ dày lên với nhiều mạch máu. Nếu trứng rụng, gặp tinh trùng và thụ thai thì mầm thai sẽ bám vào đó, được nuôi dưỡng và lớn lên. Nếu không thụ thai thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra, các mạch máu bị vỡ ra và một lượng máu chảy ra ngoài cơ thể qua đường âm đạo. Đó là hiện tượng kinh nguyệt hay còn gọi là hành kinh. Sau đó, niêm mạc dạ con được tái tạo và hàn gắn, xung huyết ngừng và chuẩn bị cho một vòng kinh mới lại bắt đầu.

    Có 4 yếu tố đặc trưng cho kinh nguyệt là :

    -Chu kì kinh nguyệt.

    -Số ngày hành kinh.

    -Khối lượng kinh.

    -Màu sắc kinh.

    Khi mới có kinh thì những yếu tố trên thường dao động trong năm đầu rồi mới định hình rõ rệt trong từng người.

    Về chu kỳ kinh nguyệt : Từ ngày thứ nhất có kinh lần này đến ngày thứ nhất có kinh lần tiếp theo được tính là một chu kỳ (còn gọi là vòng kinh). Đa số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt bình thường khoảng 28 ngày, một số có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, có khi đến 40 ngày.

    Số ngày hành kinh : Kinh nguyệt thường xảy ra nhanh hay chậm tuỳ từng người, có người chỉ hành kinh 2-3 ngày, một số người khác có thể đến 6-7 ngày.

    Khối lượng kinh: Mỗi lần hành kinh có thể mất 50 – 60 ml máu kinh.

    Màu sắc kinh: Màu sắc kinh đỏ, không có máu cục.

    Người phụ nữ nào có những bất thường về thời gian hành kinh, khối lượng của kinh và chu kỳ kinh tức là bị rối loạn kinh nguyệt.

    Khi một em gái đến tuổi 17 mà không có kinh nguyệt và vú chưa phát triển, được coi như dậy thì đến muộn, trong trường hợp này phải đi khám để xem có phải do chậm phát triển nội tiết hay do một rối loạn nào khác của cơ thể.

    b. Các thay đổi ở buồng trứng:

    Buồng trứng có hai hoạt động: Ngoại tiết và nội tiết.

    - Ngoại tiết: Một nang noãn phát triển sau hai tuần thì trứng rụng, phần vỏ nang phát triển thành hoàng thể.

    - Nội tiết: Nang noãn sản xuất ra Estrogen, hoàng thể sản xuất ra Progesteron.

    c. Các thay đổi khác:

    - Thân nhiệt:

    Trong một vòng kinh có trứng rụng, thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) trước khi trứng rụng thấp hơn sau khi trứng rụng. Bằng cách này các em gái vị thành niên đều có thể tự theo dõi ngày rụng trứng: Lấy thân nhiệt đều đặn vào các buổi sáng, nếu thấy có 6 ngày nhiệt độ thấp, tiếp theo đó có 3 ngày nhiệt độ cao là có trứng rụng. Căn cứ vào sự thay đổi thân nhiệt trong thời gian rụng trứng, người ta đã sử dụng loại nhiệt kế Woman C (do công ty Terumo Nhật Bản chế tạo) để xác định ngày rụng trứng của phụ nữ vừa chính xác vừa thuận lợi.

    - Thay đổi âm đạo:

    Độ toan (pH) cao nhất ở giữa vòng kinh, khoảng 4,5 và kém toan nhất ở trước và sau khi hành kinh, khoảng 5,6.

    - Thay đổi ở tử cung:

    Dịch tiết ở cổ tử cung phụ thuộc vào hoạt động rụng trứng. Thời điểm có rụng trứng, dịch ở cổ tử cung sẽ tăng. Nữ vị thành niên sẽ có cảm giác ướt ở bộ phận sinh dục ngoài. Trước và sau rụng trứng sẻ có cảm giác khô. Nếu vòng kinh không có trứng rụng thì suốt chu kỳ sẽ không có cảm giác ướt.

    3. Ở nam giới

    Nam giới dậy thì sau nữ giới khoảng 2-3 năm, cho nên ngày trước người ta thường hay nói “nữ thập tam, nam thập lục” (gái 13, trai 16 được xem là tuổi trung bình của dậy thì) cũng là đúng.

    a. Hoạt động của tinh hoàn

    Như buồng trứng, tinh hoàn cũng có hai hoạt động: ngoại và nội tiết.

    - Ngoại tiết: Từ ống sinh tinh, các tinh bào được sản xuất. Ra khỏi ống sinh tinh, tinh bào thành tiền tinh trùng và khi qua mào tinh hoàn đã thành tinh trùng trưởng thành để đưa vào tập kết tại túi tinh, sau đó theo ống dẫn tinh ra ngoài.

    - Nội tiết: Từ tinh hoàn, một hormone sinh dục nam là Testosterone được sản xuất. Như vậy, tinh hoàn chỉ sản xuất một hormone chứ không phải sản xuất ra hai hormone như buồng trứng. Đặc biệt, đối với con người, sự sinh tinh trùng ở nam giới sau tuổi dậy thì là liên tục và diễn ra suốt đời.

    b. Hoạt động của túi tinh và tuyến tiền liệt

    2/3 tinh dịch do túi tinh sản xuất và 1/3 do tuyến tiền liệt sản xuất. Tinh dịch có Fructoza, kẽm, phosphataza axít. Khác với phụ nữ, mỗi tháng chỉ sản xuất một trứng và đến khi mãn kinh thì hết khả năng sinh đẻ, nam giới sau tuổi dậy thì, tinh hoàn sản xuất tinh trùng liên tục và diễn ra suốt đời. Vì vậy, không có hạn chế về tuổi tác đối với khả năng sinh sản của đàn ông.

    Hiện tượng cương dương vật và xuất tinh ban đêm (giấc mộng ướt hay còn gọi là mộng tinh) cho thấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu. Nhưng từ đó đến tuổi hôn nhân cũng còn trên dưới 10 năm. Vì vậy, trẻ vị thành niên cần hiểu điều này mà tăng cường việc học tập, rèn luyện để tránh những hành động sai lầm đáng tiếc làm tổn hại đến sức khoẻ và hạnh phúc, tương lai như quan hệ tình dục sớm, tảo hôn…
    Về Đầu Trang Go down
    http://diendansinhhoc.friendhood.net
    TrungMY
    Minh Chủ Võ Lâm
    Minh Chủ Võ Lâm
    TrungMY


    Nam
    Horse
    Xuất thân : Hell
    Nghề Nghiệp : Civil Engineer
    Tính cách : Crazy
    Tuổi : 33
    Nhập môn : 23/12/2008
    Cống hiến : 1604

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Thiên Vương Thiên Vương
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần III)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitimeFri Jan 30, 2009 10:16 pm

    Cùng với những biến đổi về cơ thể, sinh lý, đời sống tâm lý của trẻ vị thành niên cũng có những thay đổi sâu sắc. Các em dần tự chủ về tâm lý, tình cảm, có cảm xúc về giới tính, đồng thời suy nghĩ về vai trò tương lai của các em trong xã hội. Quá trình này diễn ra dần dần, đem đến nhiều cảm xúc cho các em nhưng đôi khi không ổn định. Sau đây là một số đặc điểm tâm lý nổi trội của lứa tuổi này.

    4. Những biến đổi về tâm lý

    a. Ý thức tự trọng, tính độc lập trong suy nghĩ và hành động

    Ở tuổi này,các em có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Các em có tâm lý “muốn làm người lớn, coi mình là người lớn”. Các em không còn đòi đi chung với cha mẹ, muốn tự chọn bạn, muốn được ăn mặc theo ý thích, muốn được thức khuya. Các em cảm thấy hình như cha mẹ chưa nhận thấy mình “đã lớn”và không hiểu được tâm tư tình cảm của mình. Các em không còn hay tâm sự với cha mẹ, muốn độc lập trong suy nghĩ và hành động nên nhiều khi chống đối lại cha mẹ và chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, ngưỡng mộ thần tượng.

    Khi bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của gia đình, quan điểm của các em về bản thân, về cha mẹ và về thế giới nói chung sẽ thay đổi rất nhiều. Khi được tự chủ nhiều hơn, các em không còn cho mình là trẻ con nữa nhưng cũng nhận ra rằng mình chưa phải là người lớn. Các em bắt đầu tìm câu trả lời cho vô số câu hỏi. Để tạo nên bản sắc của riêng mình và để trở thành người lớn khoẻ mạnh, có trách nhiệm, biết lao động sản xuất và có đạo đức, các em cần được tiếp cận với các hệ thống hỗ trợ cũng như cơ hội để phát triển những mối quan hệ gần gũi, gắn bó với gia đình, hà trường, bạn bè và cộng đồng… Nếu thiếu sự hỗ trợ này, các em sẽ bị người khác lạm dụng và bóc lột. Sự hỗ trợ của gia đình, trường học, bạn bè, người thân… sẽ tạo ra một môi trường an toàn trong đó các em vừa được bảo vệ, vừa có khả năng chủ động và độc lập.

    Đây là một lĩnh vực cần quan tâm nhưng phải kiên trì, mềm dẻo, linh hoạt, uốn nắn để tránh tự ái, làm tổn thương tinh thần trẻ vị thành niên. Mọi xung đột giữa cha mẹ, người lớn với các em sẽ được giải quyết ổn thoả nếu cả hai phía đều có sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau.

    b. Những cảm giác đối với bản thân

    Những biến đổi sinh học đôi khi có tác động đến tâm lý trẻ vị thành niên. Các em có nhu cầu khám phá cơ thể mình và bạn khác giới (hay để ý, băn khoăn về những thay đổi cơ thể), các cảm giác mới lạ và nhu cầu điều chỉnh những thay đổi đó.

    Do chưa hiểu biết đầy đủ nên các em thường không hài lòng với hình thể, nước da của mình, sự xuất hiện của các mụn trứng cá trên mặt…nhất là các em gái.

    Sự lo lắng thái quá về trọng lượng, hình dáng cơ thể, cộng với những “lời khuyên” không đúng của bạn bè, những hình ảnh và lối quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng liên quan đến ăn uống, bị béo phì, nhịn ăn để có thân hình mảnh mai… là hậu quả của sự kiêng khem thái quá.

    Sự trưởng thành về sinh lý sớm và muộn đều tạo ra những bất lợi.Thông thường những em gái trưởng thành sớm thì đương đầu với những khó khăn về tâm lý xã hội lớn hơn, còn các em trai trưởng thành sớm lại có thể có những lợi thế xã hội hơn.

    c. Những xúc cảm giới tính

    sự phát dục ở tuổi vị thành niên đã kích thích các em bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, làm xuất hiện những cảm giác, cảm xúc giới tính mới lạ. Những rung cảm mới lạ này đôi khi lướt qua nhanh chóng, nhưng cũng có khi kéo dài. Các em thường che dấu những rung cảm của mình bằng các biểu hiện khác nhau như: bông đùa, ngượng ngùng, suồng sã, ồn ào… Những rung cảm được dấu kín này chứa đựng biết bao tâm trạng: thiện cảm, buồn rầu, nhớ nhung, phấn khởi, muốn được nghe một lời nói dịu dàng âu yếm, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến… Mọi trường hợp đó đều là những cảm xúc trong sáng. Mọi sự can thiệp thô bạo, thiếu tế nhị đều làm cho các em cảm thấy bị chế giễu và hổ thẹn.

    Tuy nhiên, không phải tất cả các em đều có những rung cảm như vậy, cũng có một số em sớm bị cuốn hút vào con đường yêu đương, tình ái. Tâm trạng của những em này thay đổi rất nhanh và biến động mạnh. Lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được những rung cảm mãnh liệt của sự yêu đương quá sớm. Đầu óc bị phân tán, thời gian và tâm trí bị cuốn hút vào đó nên kết quả học tập, lao động và sức khoẻ bị giảm sút rõ rệt.

    Trong quá trình tìm hiểu và khám phá này, các em cần rèn luyện những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mối quan hệ bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, biết cách cùng hợp tác với người khác trong nhóm, hình thành lòng tự trọng cũng như biết kìm chế trước sức ép từ bạn bè cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hành vi nguy cơ có hại cho sức khoẻ và an toàn của bản thân và của người khác.

    d. Sự mất cân bằng tạm thời trong tâm lý và sinh lý

    Do sự phát triển của cơ thể mất cân bằng, nên đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm của các em. Chẳng hạn sự phát triển mất cân bằng giữa tim và mạch máu đã gây ra sự thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm hoạt động của hệ tim mạch bị rối loạn: tim đập nhanh, huyết áp tăng, hay chóng mặt, nhức đầu, dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng…Tuyến nội tiết hoạt động mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương,dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, những phản ứng vô cớ, những hành vi bất thường ở các em. Các quá trình hưng phấn ở vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm, do đó nhiều thanh thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được các xúc động mạnh. Hưng phấn vỏ não lại mang tính lan toả nhiều hơn nên các em thường có những cử chỉ, động tác phụ của tay chân, đầu, mình mỗi khi có một phản ứng nào đó nhất là các em trai.

    Những sự mất cân bằng trên là điển hình của trẻ vị thành niên, nhưng chúng chỉ tạm thời và sẽ qua đi theo sự trưởng thành dần lên của các em. Tuy nhiên, một số hành vi và sự chọn lựa của tuổi vị thành niên có thể gây hậu quả suốt đời nếu các em thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ của người lớn, đồng thời thiếu kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ.

    e. Tự ý thức và đánh giá

    Do mong muốn được trở thành người lớn và muốn được cư xử như người lớn, trẻ vị thành niên có khuynh hướng sống trong hai thế giới: thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài. Trong giai đoạn này, việc tự đánh giá và tự phê bình bắt đầu định hình và phát triển sự tự ý thức. Tự ý thức là một loại đặc biệt của ý thức trong đời sống cá nhân, có chức năng tự điều chỉnh nhận thức và thái độ của bản thân. Đó là quá trình tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá… về hành động và kết quả hành động của bản thân, về tư tưởng tình cảm, phong cách, đạo đức, hứng thú… Tự ý thức là điều kiện để phát triển và hoàn thiện nhân cách, hướng nhân cách theo yêu cầu của xã hội.

    Về mặt xã hội, trẻ vị thành niên hiểu biết môi trường xã hội rộng lớn hơn nhiều ngôi nhà nơi các em sống, hàng xóm láng giềng, ngôi trường các em học. Ở tuổi này, con người đang hình thành những hứng thú và thay đổi mới, có xu hướng tư tưởng hoá, vị tha, quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển các kỹ năng nói, cách ứng xử mới, tác phong đĩnh đạc để đối diện với môi trường xã hội ngày một mở rộng (phát triển mạnh mẽ cá tính và xã hội hoá).
    Về Đầu Trang Go down
    http://diendansinhhoc.friendhood.net
    TrungMY
    Minh Chủ Võ Lâm
    Minh Chủ Võ Lâm
    TrungMY


    Nam
    Horse
    Xuất thân : Hell
    Nghề Nghiệp : Civil Engineer
    Tính cách : Crazy
    Tuổi : 33
    Nhập môn : 23/12/2008
    Cống hiến : 1604

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Thiên Vương Thiên Vương
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần IV)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitimeFri Jan 30, 2009 10:23 pm

    Xu hướng quan hệ tình dục sớm ở tuổi vị thành niên ngày càng gây ra nhiều vấn đề xã hội trầm trọng (do giao lưu văn hoá, kinh tế thị trường, dân số tăng…) như: mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS… Chính vì những lý do ấy, các em cần được quan tâm và giáo dục sức khoẻ vị thành niên từ sớm để tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội.
    5. Vị thành niên là lớp người trẻ và là nhóm có nguy cơ cao

    Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai, trong số này có khoảng 300.000 là nữ thanh niên chưa có gia đình. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ nạo phá thai ở nước ta là quá cao. Điều này không những chỉ tốn kém về kinh tế, vật chất mà còn đem lại những hậu quả nặng nề về mặt sức khoẻ cho trẻ vị thành niên.

    Bên cạnh đó, tình hình tệ nạn ma tuý đang xâm nhập vào thế hệ trẻ ngày một gia tăng. Trên thế giới hiện nay có 300 triệu người nghiện ma tuý. Ở nước ta, con số này cũng không ngừng tăng lên. Năm 1997 là 7.800 và năm 1998 là 10.000. Trong số 24.151 người nhiễm HIV/AIDS ở nước ta năm 2000 có tới 65% bị lây nhiễm qua tiêm chích ma tuý. Năm 2005 con số này đã tăng lên gấp nhiều lần.

    Tổ chức y tế thế giới cho biết trong số 20 phụ nữ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục thì 1 ở tuổi vị thành niên. Trong tổng số người bị nhiễm HIV/AIDS trên thế giới có 50% là dưới 25 tuổi.

    Nếu gia đình và nhà trường không quan tâm đến việc giáo dục, hướng dẫn để thanh thiếu niên có những kiến thức, kỹ năng, thái độ phòng chống các vấn đề xã hội thì sẽ trở thành gánh nặng trực tiếp ảnh hưởng đến lao động, kinh tế của đất nước trong tương lai không xa. Vì vậy giáo dục sức khoẻ vị thành niên, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân và chiến lược xây dựng con người mới, xã hội mới của quốc gia.

    6. Sức khoẻ vị thành niên trực tiếp liên quan đến nòi giống

    Sức khoẻ vị thành niên liên quan trực tiếp đến sự phát triển của mỗi con người từ lúc còn ở tuổi vị thành niên và cả tương lai duy trì nòi giống của họ sau này. Nó ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc vì tuổi trẻ là tương lai của dân tộc.

    Việc cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khoẻ và đáp ứng các dịch vụ sức khoẻ vị thành niên ở mỗi nước có cách làm riêng phù hợp với lối sống, phong tục tập quán, văn hoá xã hội cũng như luật pháp của từng nước.

    7. Cần có sự hướng dẫn trẻ vị thành niên quá độ sang tuổi trưởng thành một cách đúng đắn

    Thanh thiếu niên là một lực lượng to lớn và nòng cốt của xã hội. Ở những nước đang phát triển có cấu trúc dân số trẻ thì lực lượng thanh thiếu niên chiếm phần nửa dân số. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương lai.

    Trong mỗi gia đình, thanh thiếu niên có vai trò quan trọng là lực lượng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên trong gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dòng tộc. Vì vậy, nếu trẻ vị thành niên được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, họ có thể có được một sức sống và một ý chí để học tập, để lao động. Ngược lại, nếu họ mắc sai lầm trong thời kỳ này thì sẽ bị tổn thương lớn về thể chất, tinh thần mà có thể không bao giờ hồi phục lại được.

    Tóm lại, tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách và bản sắc. Đây cũng là giai đoạn nhiều thanh thiếu niên tham gia vào cuộc sống xã hội và có đóng góp dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với những thách thức của cuộc sống hiện nay mà các em đang gặp phải, không có lời giải đơn giản hay biện pháp tác động đơn lẻ nào có thể đối phó được. Các em cần được sống an toàn, cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của người lớn. Xã hội có nhiệm vụ dẫn dắt và hỗ trợ thế hệ trẻ qua những năm tháng ở tuổi Trẻ vị thành niên với sự đối xử tôn trọng và thông cảm. Khi xã hội hoàn thành tốt trách nhiệm này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tương lai.

    Khi được khuyên bảo và tư vấn, trẻ vị thành niên sẽ được trang bị tốt hơn để ứng phó một cách thích hợp trước những tình huống bị lạm dụng, bị đe doạ, bị đối xử bất công. Các em có thể biết cách để thoát khỏi các tình huống có hại hoặc đối phó một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động.

    Nếu được bày tỏ tiếng nói và suy nghĩ của mình, trẻ vị thành niên có thể cho biết những thông tin quan trọng về điều kiện học tập, lao động, về những nguy cơ và vấn đề liên quan đến sức khoẻ cộng đồng. Các em có thể đề xuất những sáng kiến mà người lớn có lẽ chưa nghĩ tới.

    Sự tham gia của trẻ vị thành niên không hề làm giảm đi vai trò quan trọng của người lớn, trái lại nó thúc đẩy sự đối thoại một cách lành mạnh, bình đẳng giữa trẻ vị thành niên và người lớn và cùng có chung trách nhiệm với nhau
    _________________HẾT____________________
    lol! lol!
    Về Đầu Trang Go down
    http://diendansinhhoc.friendhood.net
    AWM Sall
    Hành Tẩu Giang Hồ
    Hành Tẩu Giang Hồ
    AWM Sall


    Nam
    Dog
    Xuất thân : Thiên đường vắng em
    Nghề Nghiệp : Ở đợ
    Tuổi : 114
    Nhập môn : 29/12/2008
    Cống hiến : 117

    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitimeSat Jan 31, 2009 4:53 pm

    Woa, đọc mệt à !
    Về Đầu Trang Go down
    perua_13
    Minh Chủ Phu Nhân
    Minh Chủ Phu Nhân
    perua_13


    Nữ
    Monkey
    Xuất thân : đáy đại dương ♀ x ♂ = ♥...●๋•
    Nghề Nghiệp : trấn lột
    Tính cách : như mọi người bình thường
    Tuổi : 32
    Nhập môn : 27/12/2008
    Cống hiến : 912

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Cái Bang Cái Bang
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitimeSat Jan 31, 2009 5:21 pm

    uhm!!! thnằg quĩ Ăn Wen Mồm nói đúng đoá!!! dài wé hà bang chũ ui!!!làm biếng đọc wé!!!kaka!!! cái gì đến, ắc hằn nó tự đến áh mà lol!
    Về Đầu Trang Go down
    http://360.yahoo.com/thienthantinhyeu_khongbietyeu_13
    •[¶—¶åηå]•
    Bang Chủ Môn Phái
    Bang Chủ Môn Phái
    •[¶—¶åηå]•


    Nữ
    Monkey
    Xuất thân : ¶-)ịå ñgUÇ
    Nghề Nghiệp : Bảo kê...
    Tuổi : 31
    Nhập môn : 22/12/2008
    Cống hiến : 195

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Thuý Yên Thuý Yên
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitimeMon Feb 02, 2009 10:32 pm

    dài woa'...
    đọc đuối chết...
    nói túm lại....
    vị thành niên là lúc mình biết những điều mà hùi đóa chưa dám biết....hahaha
    Về Đầu Trang Go down
    Sponsored content





    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I)   Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I) I_icon_minitime

    Về Đầu Trang Go down
     
    Sức khoẻ vị thành niên - Những điều cần biết (Phần I)
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Những điều cần biết về chất chống ôxy hoá
    » Du học Mỹ và những điều cần quan tâm !
    » Nếu bạn là thành viên của diễn đàn m`! bạn cần biết ah!
    » Tại sao động vật lại phân hoá thành ĐVBN và ĐVHN
    » Những phần mềm hay dành cho PC

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Diễn Đàn Sinh Học :: GẶP GỠ_GIAO LƯU :: Sức khoẻ, Tình yêu và Giới tính-
    Chuyển đến