Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Học

¨*¤-:¦:- -»°«- Diễn Đàn Sinh Học-»°«- -:¦:-¤*¨
 
Trang ChủTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Times
Page Views
Counter Powered by RedCounter
Free Penguin Spin MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com
Hỗ trợ trực tuyến
Top posters
TrungMY (1604)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
perua_13 (912)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
yucute_iu (530)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
kieukhachuy (452)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
sasuke (394)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
Tràng Giang (375)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
nhock11b7 (360)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
poxynh (326)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
bds168 (310)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
nh0kl0v3p3kut3 (302)
Nhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_lcapNhung dieu chua biet ve vi trung I_voting_barNhung dieu chua biet ve vi trung I_vote_rcap 
Trang Liên Kết

  • 12/6 NĐC


  • A1 LQĐ


  • CNTT1 K9 ĐHCL

    May 2024
    MonTueWedThuFriSatSun
      12345
    6789101112
    13141516171819
    20212223242526
    2728293031  
    CalendarCalendar

     

     Nhung dieu chua biet ve vi trung

    Go down 
    2 posters
    Tác giảThông điệp
    yucute_iu
    Bang Chủ Môn Phái
    Bang Chủ Môn Phái
    yucute_iu


    Nữ
    Rooster
    Xuất thân : the gioi ngam
    Nghề Nghiệp : hoc sinh
    Tính cách : binh thuong cung hien , ai choc wao len chui chet cha no lun
    Tuổi : 30
    Nhập môn : 29/12/2008
    Cống hiến : 530

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Nga Mi Nga Mi
    Cấp Bậc: Chưởng Môn

    Nhung dieu chua biet ve vi trung Empty
    Bài gửiTiêu đề: Nhung dieu chua biet ve vi trung   Nhung dieu chua biet ve vi trung I_icon_minitimeTue Jan 06, 2009 9:56 am

    TTO - “Có khoảng 100 tỷ con vi trùng trong mỗi cơ thể con người. Chúng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn điều khiển cả hành động và suy nghĩ của mỗi chúng ta” - một số nhà khoa học đã khẳng định như vậy.

    Bạn còn nhớ tơi nụ hôn đầu tiên? Hẳn là là bạn đã tin chắc rằng chỉ có bạn với người đó mà thôi. Nhưng không, cùng hưởng niềm hạnh phúc này còn có sự tham gia của 250 loại vi trùng khác nhau dịch chuyển từ khoang miệng người này sang người kia.

    Rất nhiều người cho rằng nên tránh xa vi trùng.Từ những năm thơ ấu, câu nói: ”Hãy rửa tay sau khi đi vệ sinh!” đã luôn vang lên bên tai mỗi chúng ta. Nhưng dù muốn hay không, vi trùng vẫn bám theo mỗi bước chân của chúng ta, từ lúc chào đời cho tới ngày trút hơi thở cuối cùng.
    Nhà di truyền học người Pháp Doushqau Erlihs nói: ”Mỗi chúng ta mang trong mình khoảng 2kg vi trùng, nếu chúng tập trung một chỗ, sẽ có khối lượng nặng hơn bộ não của mỗi người". Với số lượng lớn như vậy, chúng tác động thế nào tới cơ thể con người?

    Câu hỏi trên sẽ được trả lời bởi dự án Microbiom, được Mỹ và EU tài trợ với sự tham gia của các nhà khoa học trên khắp thế giới. Mục đích của sự hợp tác này là nhằm tìm ra chất liệu di truyền, còn gọi là microbiom, của 200 loại vi trùng đang thường trú trên da, trong miệng và ruột con người.

    Trong mỗi chúng ta đều đang có một số lượng lớn vi trùng và nấm cộng sinh, phần lớn trong ADN của chúng ta đều có chứa đựng những chất liệu di truyền lạ, chính yếu tố này đã khiến chúng ta hình dung sai lệch về sự độc lập của bản thân.

    ”Con người là một tập hợp những chất liệu khác biệt nhau”, nhà sinh vật học học Mỹ Brwus Bearun đã nhận xét như vậy. Ông còn đi xa hơn khi nói rằng vi trùng có thể thay đổi tâm trạng và hành vi của chúng ta. Rất nhiều nhà khoa học cũng có chung quan điểm là chúng ta không phải là ông chủ duy nhất trong ngôi nhà của mình, mà còn có cả hằng hà sa số các vi sinh vật nữa. Đặc biệt ta đều hiểu số lượng của chúng luôn phát triển, có thể nói mỗi tế bào trong người chúng ta chứa khoảng 10 con vi trùng.

    Các nhà khoa học còn khẳng định, có một sự di chuyển ADN của một số loại vi trùng sang các loài động vật. Nghiên cứu ADN của loài ong ruồi, các nhà khoa học phát hiện rằng chúng chứa đầy gene di truyền của loại vi trùng Wolbaci. Gene của loài vi trùng này tồn tại tới tận các thế hệ sau của loài ong hiếu khách. Có thể khẳng định một thực tế là có sự liên kết bền vững giữa vi trùng và loài ong ruồi. Không loại trừ khả năng hiện tượng này còn xuất hiện ở các loài sinh vật sống dưới nước và loài có vú.

    Từ phát hiện trên, các nhà nghiên cứu đã có quan điểm mới về vật chất di truyền ở con người. Cho tới gần đây, ADN vi trùng trong cơ thể người vẫn được coi là “ thứ rác rưởi” thì nay đa số đều thống nhất rằng đó là một bộ phận trong di truyền của mỗi chúng ta. Nghĩa là trong thực tế, ta phải phân biệt giữa vật thể di truyền của vi trùng với vật thể di truyền của con người.

    Phần lớn di truyền của của mỗi người là từ cha và mẹ mình, nhưng với vi trùng thì lại là khác.”Phần lớn vi trùng có trong ta là do thừa hưởng từ người mẹ” - nhà sinh-hóa học Richar Robert, ngườiđoạt giải Nobel về y học - đã kết luận như vậy.

    Quá trình ra đời của đứa trẻ đồng thời cũng là quá trình chuyển giao vi trùng giữa mẹ và con. Những nghiên cứu với các cặp song sinh và anh chị em ruột đã chứng minh nhận định này. Cho dù sau này chúng sinh sống ở các địa bàn khác nhau, chúng vẫn cùng mang trong mình những loại vi trùng cùng hệ sinh học với vi trùng thừa hưởng từ người mẹ của mình.
    Hòa bình thay cho chiến tranh
    Nhà khoa học Richar Robert còn khẳng định” vi trùng được sinh ra là để bảo đảm sự tồn tại trong môi trường tối ưu của con người”. Theo ông, động cơ tiến hóa của vi trùng không phải là sự chống đối giữa các loài, như học thuyết Darwin từng khẳng định, mà là sự sao chép và phát triển.

    Ông nói: ”Chúng ta biết là vi trùng đã xuất hiện cách đây 3,5 triệu năm, còn vật thể đa bào là 650 triệu năm. Chúng xuất hiện là do sự liên kết giữa các tế bào đơn lẻ với gen di truyền. Với vi trùng cũng vậy. Khi liên kết với nhau, chúng tạo ra môi trường thuận lợi để các vi trùng khác phát triển”.

    Học thuyết về sự hợp tác giữa các loại vi trùng trong cơ thể chúng ta và sự hợp nhất của chúng trong một thực thể ”cơ quan vi trùng phức hợp” cũng được Hawller Bloom, nhà vi sinh vật khẳng định. Cũng như Rober, ông cho rằng sự trao đổi gene giữa các vi trùng đã xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện sự sống trên trái đất, tương tự như nó đang xảy ra ngày nay.

    Theo lý thuyết này thì tất cả bắt đầu từ” cụ tổ của vi trùng” Sulfolobus acidocaldarius, được tìm ra bởi phòng thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu ở Haidelberg. Các nhà khoa học đã tạo ra một cây phả hệ của sự sống khi sử dụng gene của 191 vật thể sống, từ vi trùng tới con người. Từ đây đã thấy rõ là cụ tổ của vi trùng, nguồn gốc của mọi vật thể sống, có thể thích ứng với nhiệt độ cao như trong núi lửa trên đất liền hay dưới biển. Giả thuyết sự sống bắt đầu từ môi trường nóng là có thể chấp nhận.

    Tại những nơi này, 500 năm sau khi trái đất hoàn chỉnh hình dạng như hiện nay, những dải đan xen đầu tiên đã hình thành để tạo ra một tấm mạng khổng lồ từ vi trùng. Theo Bloom, đó là một tập hợp các thông tin và sự nhận biết được tăng lên nhanh chóng. Về sau, các tế bào đã học được cách tạo ra những dạng tế bào tập thể mới chứa hàng triệu tế bào: sinh vật, động vật và con người. Do đó mà ngày nay chúng ta luôn mang trong người cả một ngân hàng dữ liệu ra đời từ ”bộ não tập thể của vi trùng”.

    Lý thuyết này dẫn tới nhận định:”chúng ta sẽ chẳng là gì nếu không có vi trùng” và nếu như chúng ta không quan tâm chăm sóc chúng thì chí ít cũng đừng đánh đồng chúng với các loài ma quỉ. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta lại làm hết sức mình chỉ để nhằm thoát khỏi vi trùng. Sự phong phú của các loại vi trùng đang hiện diện trong cơ thể chúng ta đang bị suy giảm do các loại thuốc kháng sinh và sự bài trừ chúng trong môi trường thiên nhiên.

    Cuộc chiến với vi trùng
    Sự truy sát vi trùng trong cơ thể con người sẽ dẫn tới thảm họa. Đó là cảnh báo của nhà vi sinh vật Mỹ Martin Bleaizer khi so sánh sự biến đổi hệ vi thực vật và biến đổi của khí hậu.

    Ví dụ điển hình là Helicobacter pylori. Loại vi trùng này đã cùng song hành với chúng ta từ 60.000 năm trước. Cùng với con người, chúng cũng di cư tới khắp mọi vùng trên trái đất. Và tuy cùng có chung lợi ích, nhưng thoạt đầu con người hầu như chẳng quan tâm.

    Ai cũng biết rõ Helicobacter pylori gây ra chứng viêm loét dạ dày, nên phải dùng các loại thuốc để loại trừ nó. Nhưng Martin Blaeizer lại khẳng định: ”Những ai có Helicobacter pylori có 40% cơ hội để không bị loét dạ dày”. Vi trùng này giữ cho đường tiêu hóa không bị nhiễm bệnh và dị ứng. Liên tục trong 10.000 năm trở lại đây, vi trùng này luôn chiếm ưu thế trong dạ dày con người. "Nếu điều này là có hại thì nó đã không thể tồn tại lâu đến như vậy", Blaeizer khẳng định.

    Ví dụ như tại châu Phi có tới 90% trẻ em mang loại vi trùng này trong dạ dày, ở Mỹ tỷ lệ này là 5%. Những nghiên cứu cho thấy ở đâu loại vi trùng này càng ít thì tỷ lệ người bị bệnh viêm loét dạ dày, dị ứng và ung thư đường tiêu hóa càng cao.

    Helicobacter pylori chỉ là một ví dụ về sự cộng sinh chặt chẽ giữa con người và vi trùng. Sự cộng sinh phát triển tới đâu thì nó biểu dương ảnh hưởng to lớn của mình lên con người tới đó, như với loại ký sinh trùng Toxoplasma gondii.

    Loại vi khuẩn đơn bào này có trong cơ thể các loại động vật, bám vào thực vật, nhưng khi lây sang người thì nó là tác nhân gây nên các bệnh về não. Rất khó nhận biết ngay khi bị nhiễm loại vi khuẩn này và nó đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ đang mang thai. Các thí nghiệm cho thấy nó còn ảnh hưởng lớn đến hành vi của con người, từ những sự khuất phục nhỏ nhặt tới bệnh tâm thần phân lập. Đã có điều tra thống kê về tỷ lệ nhiễm loại vi khuẩn này ở 39 quốc gia và cho thấy ảnh hưởng của nó lên một số nền văn hóa.
    Về Đầu Trang Go down
    •[¶—¶åηå]•
    Bang Chủ Môn Phái
    Bang Chủ Môn Phái
    •[¶—¶åηå]•


    Nữ
    Monkey
    Xuất thân : ¶-)ịå ñgUÇ
    Nghề Nghiệp : Bảo kê...
    Tuổi : 31
    Nhập môn : 22/12/2008
    Cống hiến : 195

    Cấp Bậc Võ Lâm
    Môn Phái: Thuý Yên Thuý Yên
    Cấp Bậc: Bang Chủ

    Nhung dieu chua biet ve vi trung Empty
    Bài gửiTiêu đề: Re: Nhung dieu chua biet ve vi trung   Nhung dieu chua biet ve vi trung I_icon_minitimeTue Jan 06, 2009 10:56 pm

    pok tem nè kung.....
    lớp SN cũng siêng năng tìm hiểu Sinh wa' ha'...
    típ tuc cố gắng nha em...
    Về Đầu Trang Go down
     
    Nhung dieu chua biet ve vi trung
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » BẠN CÓ BIẾT CHƯA?
    » Cực khoái - có thể bạn chưa biết
    » Các bạn đã biết về công dụng của quả Chanh chưa
    » VÀo coi những người có khả năng đặt biệt nè ... vip vip
    » Những điều cần biết về chất chống ôxy hoá

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Diễn Đàn Sinh Học :: GÓC HỌC TẬP :: Sinh :: Sinh Học Tế Bào-
    Chuyển đến