Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Chào mừng bạn đến với Diễn Đàn Sinh Học.
Nếu bạn chưa là thành viên thì hãy đăng kí thành viên.
Diễn Đàn Sinh Học
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Sinh Học

¨*¤-:¦:- -»°«- Diễn Đàn Sinh Học-»°«- -:¦:-¤*¨
 
Trang ChủTrang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Times
Page Views
Counter Powered by RedCounter
Free Penguin Spin MySpace Cursors at www.totallyfreecursors.com
Hỗ trợ trực tuyến
Top posters
TrungMY (1604)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
perua_13 (912)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
yucute_iu (530)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
kieukhachuy (452)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
sasuke (394)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
Tràng Giang (375)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
nhock11b7 (360)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
poxynh (326)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
bds168 (310)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
nh0kl0v3p3kut3 (302)
Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_lcapLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_voting_barLịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_vote_rcap 
Trang Liên Kết

  • 12/6 NĐC


  • A1 LQĐ


  • CNTT1 K9 ĐHCL

    April 2024
    MonTueWedThuFriSatSun
    1234567
    891011121314
    15161718192021
    22232425262728
    2930     
    CalendarCalendar

     

     Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2

    Go down 
    Tác giảThông điệp
    huongco_may4
    Hành Tẩu Giang Hồ
    Hành Tẩu Giang Hồ
    huongco_may4


    Nữ
    Rooster
    Xuất thân : nơi tình iu ngự trị
    Nghề Nghiệp : t8m từ A ->Z....rất vui được làm wen!
    Tính cách : tuỳ moị người nhận xét hà!nhưng..rất thik được khen dễ thương nhá! ^^
    Tuổi : 30
    Nhập môn : 26/12/2008
    Cống hiến : 91

    Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 Empty
    Bài gửiTiêu đề: Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2   Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2 I_icon_minitimeSun Dec 28, 2008 10:29 pm

    [tiếp theo..]

    Còn dưới đây các mốc thời gian phát triển theo lịch sử của VI SINH VẬT HỌC:


    Năm 1546, Girolamo Fracastoro (1478 - 1553) cho rằng các cơ thể nhỏ bé là tác nhân gây ra bệnh tật.

    Năm 1590, Zacharias Janssen (1580 - 1638) là người Hà Lan đầu tiên phát minh ra kính hiển vi.

    Năm 1676, Antony Van Leeuwenhoek (1632 - 1723) hoàn thiện kính hiển vi và khám phá ra thế giới vi sinh vật (mà ông gọi là Anmalcules).

    Năm 1688, nhà vạn vật học người Ý Francisco Redi (1627 - 1697) công bố nghiên cứu về sự phát sinh tự nhiên của giới

    Những năm 1765 - 1776, Spallanzani (1729 - 1799) công kích thuyết Phát sinh tự nhiên.

    Năm 1798, Edward Jenner (1749 - 1823) nghĩ ra phương pháp chủng mủ đậu bò để phòng ngừa bệnh đậu mùa.

    Những năm 1838 - 1839, Theodor Schwann(1810 - 1882) và Matthriat Schleiden (1804 -1881 công bố Học thuyết tế bào.

    Những năm 1847 - 1850, Ignaz Philipp Semmelweis (1818 - 1865) cho rằng bệnh sốt hậu sản lây truyền qua thầy thuốc và kiến nghị dùng phương pháp vô khuẩn để phòng bệnh.

    Năm 1880, CharlesLouisAlphonseLaveran(1845-1922) phát hiện ký sinh trùng Plasmodium gây ra bệnh sốt rét.

    Người có công lớn nhất khai sinh ra vi sinh vật học thực nghiệm, nhằm nghiên cứu các hoạt động sinh lí, sinh hoá của vi sinh vật và ứng dụng chúng trong lên men, đặc biệt trong chế tạo vaccine phòng bệnh dại, là nhà bác học lỗi lạc người Pháp Louis Pasteur (1822 - 1895)


    Đồng thời và tiếp theo Pasteur cũng có nhiều nhà vi sinh học nổi tiếng:

    - Robert Koch (1843 - 1910) đã nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh lao (Mycobacterium tuberculosis - 1882), bệnh tả ( Vibrio cholerae - 1883), ông cũng đã sáng tạo nhiều phương pháp nghiên cứu như kỹ thuật cố định, nhuộm màu vi khuẩn, nuôi cấy và phân lập VSV trên môi trường đặc.

    Năm 1884, Elie Metchnikoff (1845 - 1916) miêu tả hiện tượng thực bào (Phagocytosis); Hans Christian J. Gram (1853 - 1938) tìm ra phương pháp nhuộm Gram.

    Năm 1885, Theodor Escherich (1857-1911)tìm ra vi khuẩn Escherichia coli gây ra bệnh tiêu chảy; Daniel E. Salmon (1850 - 1914) phát hiện ra Salmonnella typhi gây ra bệnh thương hàn.

    Năm 1886, Fraenkel phát hiện thấy Streptococcus pneumoniae gây ra bệnh viêm phổi.

    Năm 1887, Richard Petri (1852 - 1921) phát hiện ra cách dùng hộp lồng (đĩa petri) để nuôi cấy vi sinh vật.

    Những năm 1887 - 1890, Serge Winogradsky (1856 - 1953) nghiên cứu về vi khuẩn lưu huỳnh và vi khuẩn nitrate hoá.

    Năm 1889, Martinus Beijerinick (1851 - 1931) phân lập được vi khuẩn nốt sần từ rễ đậu.

    Năm 1890, Behring, Emil Adolph Von (1854 - 1917) làm ra kháng độc tố chống bệnh uốn ván và bệnh bạch hầu.

    Năm 1892, DmitriIwanowski(1864-1920) phát hiện ra mầm bệnh nhỏ hơn vi khuẩn (virus) gây ra bệnh khảm ở cây thuốc lá.

    Năm 1894, Alexandre Yersin (1863 - 1943) và Kitasato Shibasaburo (1852 - 1931) khám phá ra vi khuẩn gây bệnh dịch hạch (Yersina pestis).

    Năm 1895, Jules Bordet (1870 - 1961) khám phá ra bổ thể (complement).

    Năm 1896, Emile Van Ermengem tìm ra mầm bệnh ngộ độc thịt (vi khuẩn Clostridium botulinum).

    Năm 1897, Eduard Buchner (1860 - 1917) tách ra được các men(ferments) từ nấm men (yeast); Ross, Sir Ronald (1857 - 1932) chứng minh ký sinh trùng sốt rét lây truyền bệnh qua muỗi.

    Năm 1899, Martinus Beijerinick (1851 - 1931) chứng minh những hạt virus đã gây nên bệnh khảm ở lá thuốc lá.

    Năm 1900, Major Walter Reed (1851 - 1902) chứng minh bệnh sốt vàng lây truyền do muỗi.

    Năm 1902, Karl Landsteiner (1868 - 1943) khám phá ra các nhóm máu.

    Năm 1903, Wright và cộng sự khám phá ra kháng thể (antibody) trong máu của các động vật đã miễn dịch.

    Năm 1905, Fritz Schaudinn (1871 - 1906) và JakobWassermann(1873-1934) tìm ra mầm bệnh giang mai (Treponema pallidum).

    Năm 1906, Jakob Wassermann phát hiện ra xét nghiệm cố định bổ thể để chẩn đoán giang mai.

    Năm 1909, Howard Taylor Ricketts (1871 - 1910) chứng minh bệnh sốt ban núi đá lan truyền qua ve là do mầm bệnh vi khuẩn (Rickettsia rickettsii).

    Năm 1910, Peyton Rous (1879 - 1970) phát hiện ra ung thư ở gia cầm.

    Những năm 1915 - 1917, Frederick Twort (1877 - 1950) và Felix d'Herelle (1873 - 1949) phát hiện ra virus của vi khuẩn ( thực khuẩn thể).

    Năm 1923, Xuất bản lần đầu cuốn Phân loại vi khuẩn (Bergey’s Manual).

    Năm 1928, Frederick Griffith (1881 - 1941) khám phá ra việc biến nạp (transformation) ở vi khuẩn.

    Năm 1928, Alexander Fleming (1881 - 1955) phát hiện ra chất kháng sinh penicillin.

    Năm 1931, Van Niel (1897-1985) chứng minh vi khuẩn quang hợp sử dụng chất khử như nguồn cung cấp electron và không sản sinh ôxi.

    Năm 1933, Ernst August Friedrich Ruska (1906 - 1988) làm ra chiếc kính hiển vi điện tử đầu tiên.

    Năm 1935, Wendell Stanley (1904 - 1971) kết tinh được virus khảm thuốc lá (TMV); Gerhard Domag (1895 - 1964) tìm ra thuốc sulfamide.

    Năm 1937, Edouard Chatton (1883 - 1947) phân chia sinh vật thành hai nhóm: Nhân sơ (Procaryotes) và Nhân thật (Eucaryotes).

    Năm 1941, GeorgeW.Beadle(1903-1989) và Tatum, Edward Lawrie
    (1909 - 1975) đưa ra giả thuyết một gen - một enzym.

    Năm 1944, Oswald Avery (1877 - 1955) chứng minh DNA chuyển thông tin di truyền trong quá trình biến nạp; Selman Abraham Waksman (1898 - 1973) tìm ra streptomycin.

    Năm 1046, Lederberg và Tatum khám phá ra quá trình tiếp hợp (conjugation) ở vi khuẩn.

    Năm 1949, Enders, Weller và Robbins nuôi được virus polio (Poliovirus) trên mô người nuôi cấy.

    Năm 1950, André Michel Lwoff (1902 - 1994) xác định được các thực khuẩn thể tiềm tan (lysogenic bacteriophages).

    Năm 1952, Hershey và Chase chứng minh thực khuẩn thể tiêm DNA của mình vào tế bào vật chủ (host); Zinder và Lederberg khám phá ra quá trình tải nạp (transduction) ở vi khuẩn.

    Năm 1953, Watson và Crick khám phá ra chuỗi xoắn kép của DNA; Frits (Frederik) Zernike (1888 - 1966) làm ra kính hiển vi tương phản pha (phase - contrast microscope); Medawar khám phá ra hiện tượng nhờn miễn dịch (immune tolerance).

    Năm 1955, Francois Jacob (1920 -) và Jacques Monod (1910 - 1976) khám phá ra yếu tố F là một plasmid; Jerne và Burnet chứng minh lý thuyết chọn lọc clone (clonal selection).

    Năm 1959, Yalow triển khai kỹ thuật miễn dịch phóng xạ.

    Năm 1961, Jacob và Monod giới thiệu mô hình điều hoà hoạt động gen nhờ operon.

    Năm 1961 - 1966, Khorana, Har Gobind (1922 - ) Nirenberg Marshall (1927-) và cộng sự giải thích mã di truyền.

    Năm 1962, Porter chứng minh cấu trúc cơ bản của Globulin miễn dịch G.

    Năm 1970, Arber Werner (1929 - ), Nathans, Daniel (1928 - 1999), Smith Hamilton O. (1931-) khám phá ra enzym giới hạn (restriction endonuclease); Temin và Baltimore khám phá ra enzym phiên mã ngược (reverse transcriptase)

    Năm 1973, Ames triển khai phương pháp vi sinh vật học để khám phá ra các yếu tố gây đột biến (mutagens); Cohen, Boyer, Chang và Helling sử dụng vectơ plasmid để tách dòng gen ở vi khuẩn.

    Năm 1975, Kohler và Milstein phát triển kỹ thuật sản xuất các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies).

    Năm 1977, Woese và Fox thừa nhận vi khuẩn cổ (archaea) là một nhóm vi sinh vật riêng biệt; WalterGilbertvà Frederick Sanger triển khai kỹ thuật giải trình tự DNA (DNA sequencing)

    Năm 1979, tổng hợp insulin bằng kỹ thuật tái tổ hợp DNA.

    Năm 1980, phát triển kính hiển vi điện tử quét.

    Năm 1982, phát triển vaccine tái tổ hợp chống viêm gan B.

    Những năm 1982 - 1983, Thomas R. Cech và Sidney Altman phát minh ra RNA xúc tác.

    Những năm 1983 - 1984, Gallo và Montagnier phân lập và định loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người.

    Năm 1986, lần đầu tiên ứng dụng trên người vaccin được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền (vaccin viêm gan B).

    Năm 1990, bắt đầu thử nghiệm lần đầu tiên liệu pháp gen (gene -therapy) trên người.

    Năm 1992, thử nghiệm đầu tiên trên người liệu pháp đối nghĩa (antisense therapy).

    Năm 1995, giải trình tự hệ gen của vi khuẩn Haemophilus influenzae.

    Năm 1996, giải trình tự hệ gen của vi khuẩn Methanococcus jannaschii; Giải trình tự hệ gen nấm men S. cerevisiae gồm 6.000 gene.

    Năm 1997, phát hiện ra loại vi khuẩn lớn nhất Thiomargarista namibiensis; Giải trình tự hệ gen vi khuẩn Escherichia coli.

    Năm 2000, phát hiện ra vi khuẩn tả Vibrio cholerae có 2 nhiễm sắc thể riêng biệt.

    Vi sinh vật học là một ngành khoa học có tốc độ phát triển mạnh mẽ, nhiều giải thưởng Nobel đã được trao cho các nhà vi sinh vật học hoặc những công trình nghiên cứu trên đối tượng vi sinh vật.


    Ngày nay, vi sinh vật học đã phát triển rất sâu với hàng trăm nhà bác học có tên tuổi và hàng chục ngàn người tham gia nghiên cứu. Các nghiên cứu đã đi sâu vào bản chất của sự sống ở mức phân tử và dưới phân tử, đi sâu vào kỹ thuật cấy mô và tháo lắp gene ở vi sinh vật và ứng dụng kỹ thuật tháo lắp này để chữa bệnh cho người, gia súc, cây trồng và đang đi sâu vào để giải quyết dần bệnh ung thư ở loài người.
    Về Đầu Trang Go down
    http://vn.myblog.yahoo.com/huongcomay-hayluonnhodentui
     
    Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 2
    Về Đầu Trang 
    Trang 1 trong tổng số 1 trang
     Similar topics
    -
    » Lịch sử phát triển của VI SINH VẬT HỌC 1
    » Sự phát triển của sự sống - Đề 1 :
    » Các giai đoạn phát triển của hội chứng AIDS
    » Sự phát triển của sự sống - Đề 3 :
    » Sự phát triển của sự sống - Đề 4 :

    Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
    Diễn Đàn Sinh Học :: GÓC HỌC TẬP :: Sinh :: Vi Sinh Vật Học-
    Chuyển đến